Home » Phát triển nông thôn
HỎI ĐÁP VỀ NÔNG THÔN MỚI
Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM CÁC TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI CỦA TỈNH VĨNH LONG |
Chi cục Hợp tác xã Vĩnh Long Câu 1: vì sao phải tiến hành xây dựng xã nông thôn mới? Trả lời: sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế: . Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học – công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế . Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước…còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Vì vậy phải tiến hành xây dựng xã nông thôn mới. Câu 2: xây dựng xã nông thôn mới để đạt được những mục tiêu gì? Trả lời: xây dựng xã nông thôn mới nhằm đạt được được những mục tiêu cơ bản như sau: a. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn; Nâng cao dân trí, đào tạo nông dân có trình độ sản xuất cao, có nhận thức chính trị đúng đắn, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. b. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng hiện đại. Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất. Sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh cao. c. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và hiện đại, nhất là đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, khu dân cư,…; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổ định, văn minh, giàu đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; an ninh trật tự được giữ vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa. d. Hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường, xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức. Câu 3 : để công nhận xã Nông thôn mới căn cứ vào những tiêu chí nào? Trả lời: bộ tiêu chí nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí trên các lĩnh vực như sau: 1: Quy hoạch, 2: Giao thông, 3: Thủy lợi, 4: Điện, 5: Trường học, 6: Cơ sở vật chất văn hóa, 7: Chợ, 8: Bưu điện, 9: Nhà ở dân cư, 10: Thu nhập, 11: Tỷ lệ hộ nghèo, 12: Cơ cấu lao động, 13: Hình thức tổ chức sản xuất, 14: Giáo dục, 15: Y tế, 16: Văn hóa, 17: Môi trường, 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, Tiêu chí 19: An ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững, ổn định. Câu 4: quy hoạch xã Nông thôn mới gồm những nội dung nào? Trả lời: quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới phải đảm bảo 2 nội dung sau: a. Nội dung 1: quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. b. Nội dung 2: quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã. (Trong quyết định 2966/QĐ.UBND của UBND tỉnh về hướng dẫn đánh giá, chấm điểm quy định có 3 loại quy hoạch. Trong đó quy hoạch TT xã và quy hoạch dân cư tương ứng với nội dung 2 của hướng dẫn này). Câu 5 : tiêu chí nào để xã được công nhận là xã đạt tiêu chí về giao thông ? Trả lời: để xã được công nhận là xã đạt tiêu chí về giao thông thì xã phải có 4 loại đường giao thông đạt được tiêu chí sau: a. Đường liên xã được nhựa hóa có mặt đường rộng tối thiểu 7m, nền đường rộng 9m, đạt 100%. b.Tỷ lệ km đường liên ấp được nhựa hóa hoặc bêtông hóa có mặt đường rộng tối thiểu 3,5m, nền đường rộng 6,5m, đạt 50% trở lên. c. Tỷ lệ km đường liên xóm (đường nhánh rẽ) có chiều ngang mặt đường từ 1,5m trở lên, đường được trải nhựa, lát đal, bêtông hoặc rãi đá đảm bảo xe hai bánh lưu thông cả 2 mùa mưa, nắng, đạt 50% trở lên. d. Đường trục chính nội đồng: Đối với những nơi mà hệ thống giao thông không đáp ứng được nhu cầu đi lại của xe cơ giới phục vụ sản xuất thì phải xây dựng đường nội đồng phục vụ đi lại của xe cơ giới. Câu 6: 4 loại đường giao thông nông thôn phân loại như thế nào? Trả lời: đường liên xã: là đường nối trung tâm hành chính xã với quốc lộ, tỉnh lộ, hoặc đường liên xã khác (gọi chung là đường đến trung tâm xã). Đường liên ấp: là đường trục chính nối các ấp, các điểm dân cư phục vụ cho nhân dân ở ấp, các ấp lân cận đi lại thường xuyên. - Đường liên xóm: (đường nhánh rẽ) là đường nối giữa các hộ gia đình (đường chung của liên gia) trong cùng điểm dân cư nối với mạng lưới giao thông chung (đường ấp, đường xã, đường huyện, tỉnh lộ, quốc lộ). Đường trục chính nội đồng: là đường chính nối từ đồng ruộng đến khu dân cư. Đối với các xã có quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường xã, đường ấp (gọi chung là hệ thống giao thông) đáp ứng được yêu cầu đi lại của xe cơ giới phục vụ sản xuất nông nghiệp thì xem hệ thống giao thông là đường nối khu dân cư với đồng ruộng; đối với các xã có hệ thống giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của xe cơ giới phục vụ sản xuất nông nghiệp thì trong quy hoạch (tiêu chí 1) phải tính đến việc xây dựng đường trục chính nội đồng phục vụ việc đi lại của xe cơ giới. Câu 7: tiêu chí nào để xã được công nhận là xã đạt tiêu chí về Thủy lợi ? Trả lời: Để xã được công nhận là xã đạt tiêu chí về thủy lợi thì xã phải đạt được nội dung các tiêu chí sau: Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Cống đập theo qui hoạch được kiên cố hóa. Câu 8: tiêu chuẩn nào để đánh giá hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh? Trả lời: để công nhận hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh thì hệ thống thủy lợi đó phải có bờ bao khép kín và hệ thống cống, bọng điều chỉnh nước đạt yêu cầu cơ bản trong việc chống ngập ở mức báo động 3 (Theo thông báo của các Đài khí tượng thủy văn, các phương tiện thông tin đại chúng hoặc có thể so sánh với mực nước rằm tháng 9 năm 2000) phục vụ sản xuất nông nghiệp và khu dân cư chính. Câu 9: công trình thủy lợi phục vụ sản xuất và dân sinh phải đáp ứng được những yêu cầu gì? Trả lời: công trình thủy lợi phục vụ sản xuất và dân sinh phải đáp ứng yêu cầu tưới, tiêu chủ động cho diện tích gieo trồng lúa, diện tích rau màu, vườn cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản; cấp nước sinh hoạt, thoát nước theo quy hoạch được duyệt; các công trình phải có phân cấp quản lý và có sự tham gia của người dân trong quản lý, khai thác, vận hành. Công trình phải được duy tu, sửa chữa thường xuyên. |
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét