Home » Hội quán game
Hướng dẫn chơi Nunu - Kị Sĩ Yeti ở vị trí hỗ trợ
Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013
Trên đấu trường Liên Minh Huyền Thoại thế giới, TPA MiSTakE đã thể hiện phong thái và trình độ của một đội trưởng, chứng tỏ sức mạnh của mình và đồng đội khi bước lên ngôi số một của giải vô địch Liên Minh Huyền Thoại thế giới mùa giải thứ hai. Ở vị trí tướng hỗ trợ, anh đã chọn một số tướng có lẽ đã quá quen thuộc với những người tham gia Đấu Trường Công Lý, trong đó có Nunu.
Nâng song song kĩ năng W và E, Q chỉ lấy 1 điểm, kĩ năng cuối lấy đúng cấp.
Cách 2:
Tags:
.Liên Minh Huyền Thoại, Hội quán game
Hướng dẫn chơi Nunu - Kị Sĩ Yeti ở vị trí hỗ trợ |
Thông tin về tướng:
- Sinh lực: 437 (+108)
- Hồi phục sinh lực: 7.05 (+0.8)
- Năng lượng: 213 (+42)
- Hồi phục năng lượng: 6.6 (+0.5)
- Tốc độ di chuyển: 340
- Sát thương vật lý: 51.6 (+3.4)
- Tốc độ tấn công: 0.625 (+2.25%)
- Tầm đánh: 125
- Giáp: 16.5 (+3.5)
- Kháng phép: 30 (+1.25)
Giới thiệu chung
Với kĩ năng bị động, Nunu có thể sử dụng miễn phí một kĩ năng sau 5 đòn tấn công thường, vì thế người chơi sẽ tiết kiệm được một lượng lớn năng lượng trong suốt trận đấu. Cùng sử dụng với các kĩ năng khác, ngay từ giai đoạn đầu trận đấu, Nunu và tướng chủ lực có thể khiến đối phương vất vả và phải luôn dè chừng. Đến giai đoạn giữa và cuối trận đấu, tướng chủ lực sẽ luôn được Nunu đi cùng để hỗ trợ và bảo vệ, luôn được tăng tốc độ di chuyển và tấn công.
Có thể nói, trong số các tướng hỗ trợ, Nunu được xếp vào dạng chủ động, thường dành cho những người chơi muốn đè đối phương ngay từ đầu.
Giới thiệu kĩ năng
Nhìn Xa Trông Rộng (Passive)
|
Nuốt Chửng (Q) Nunu hiệu lệnh cho người tuyết cắn vào một đơn vị lính hoặc quái vật, gây sát thương cực mạnh lên chúng và giúp hồi máu cho bản thân.
Nuốt Chửng không giúp bạn hỗ trợ được tướng chủ lực, nhưng đây là kĩ năng duy nhất giúp Nunu có thể trụ vững ở đường dưới. Bạn có thể dùng kĩ năng này lên các đơn vị pháo để không làm mất lính của tướng chủ lực. Ngoài ra, khi giúp tướng chủ lực hoặc tướng đi rừng ăn Bùa, Rồng hoặc Baron, bạn nên dùng kĩ năng này để giúp họ ăn nhanh hơn, vì chỉ cần nâng 1 điểm, Nuốt Chửng gây sát thương ngang với một lần Trừng Phạt ở những cấp độ đầu. Chú ý Kĩ năng này chỉ có thể sử dụng lên quái rừng và lính đối phương, không thể sử dụng lên tướng. Nuốt Chửng có thể sử dụng lên Ụ Súng H-28G của Heimerdinger và Hộp Hề Ma Quái của Shaco Khả năng gây sát thương và hồi máu của kĩ năng này là độc lập với nhau. Dù bạn sử dụng lên lính đang có Vòng Hộ Thể của Karma, bạn vẫn được hồi lại máu. |
Sôi Máu (W) Nunu thúc đẩy huyết áp của bản thân giúp tăng tốc độ đánh và di chuyển của mình và một đơn vị đồng minh.
Kĩ năng này giúp cho tướng chủ lực của bạn luôn luôn có thêm tốc độ đánh và di chuyển trong suốt trận đấu. Với thời gian tác dụng và thời gian hồi bằng nhau, bạn có thể liên tục sử dụng lên đồng đội. Hãy luôn để ý đến kĩ năng này, vì nó sẽ giúp bạn tăng sức mạnh và độ linh hoạt của cả bạn lẫn tướng chủ lực lên rất nhiều. Chú ý Kĩ năng này có thể sử dụng lên lính đồng minh, các đơn vị do tướng gọi ra như các dạng đệ tử, Ụ Súng H-28G và Hộp Hề Ma Quái |
Cầu Tuyết (E) Nunu quẳng một quả cầu tuyết vào kẻ địch, gây sát thương và làm chậm tốc độ di chuyển và tốc độ đánh của chúng trong 3 giây.
Cầu Tuyết sẽ giúp bạn tạo áp lực lên đối phương, đặc biệt là những tướng phụ thuộc vào tốc độ như Vayne. Cố gắng sử dụng kĩ năng này lên họ và đánh thường một hai phát, bạn sẽ tạo được lợi thế. Nhưng đừng lạm dụng, vì năng lượng của bạn không nhiều, Nunu có thể nhanh chóng cạn kiệt năng lượng. Đối với kẻ địch không có khả năng hồi máu như Zyra, Blitzcrank, hay phải tốn nhiều năng lượng để hồi máu như Soraka, hãy tận dụng khả năng rỉa máu từ kĩ năng này. |
Tuyết Đỉnh Băng Giá (R) Nunu gồng người lên bắt đầu hút cạn nhiệt độ xung quanh, làm chậm tất cả kẻ địch trong thời gian đó. Khi kết thúc niệm chú, hắn gây sát thương cực lớn lên những kẻ địch trong vùng ảnh hưởng.
Khá khó sử dụng, nhưng nếu bạn không bị ngắt trong 3 giây, lượng sát thương gây ra sẽ là rất lớn. Bạn không nên dùng Tuyệt Đỉnh Băng Giá từ sớm, vì kẻ địch sẽ vẫn còn các kĩ năng gây vô hiệu hóa như Câm Lặng, Choáng. Kĩ năng này có thể dùng để cản bước chân của địch, làm giảm tốc độ của chúng, giúp tướng bạn có thể đuổi kịp hoặc chạy thoát. Chú ý Kĩ năng này chỉ có thể gây được sát thương tối đa khi Nunu tụ đủ 3 giây. Khi bị ngắt giữa chừng vì bất kì lí do gì, Nunu sẽ chỉ có thể gây tối thiếu 12.5%, tối đa là 87% sát thương. Mẹo sử dụng Dùng Cầu Tuyết vào đối phương và dụ chúng vào bụi. Khi không nhìn thấy Nunu, đối phương sẽ hoàn toàn không thể thấy được hiệu ứng hình ảnh của Tuyệt Đỉnh Băng Giá. Khi vào được bụi và thấy bạn, đối phương sẽ phải mất khoảng 1 giây để hiểu được chuyện gì đang xảy ra, và mất thêm 1 giây để phản ứng. Bạn sẽ có đủ thời gian để hoàn thành chiêu thức.
|
Cách tăng kĩ năng
Cách 1:Nâng song song kĩ năng W và E, Q chỉ lấy 1 điểm, kĩ năng cuối lấy đúng cấp.
Cách 2:
Tăng tối đa kĩ năng W trước. Kĩ năng Q lấy ở cấp độ 5 hoặc 7 để phục vụ mục đích ăn Rồng hoặc quái rừng. Kĩ năng E cộng tối đa sau khi đã tối đa W. Chiêu cuối lấy đúng cấp.
Điểm mạnh
- Tăng nhiều tốc độ di chuyển và tấn công
- Tự hồi phục sinh lực
- Có một lần sử dụng miễn phí kĩ năng sau 5 lần đánh thường
- Khả năng làm chậm khá mạnh
- Nhiều máu
Điểm yếu
- Không có kĩ năng hỗ trợ dạng Lá Chắn hoặc Hồi Máu
- Kĩ năng cuối cần tính toán chính xác
- Khoảng cách sử dụng kĩ năng không xa
Bảng bổ trợ
Tùy thuộc vào cách chơi từng người, có những bạn muốn chơi chủ động tấn công, hoặc phòng thủ chờ thời cơ, tác giả sẽ giới thiệu một số kiểu xây dựng bảng bổ trợ.
Cách 1: 0-13-17
Với cách này, người chơi sẽ có nhiều máu và giáp, giảm sát thương từ tướng đối phương, giúp người chơi chủ động trao đổi chiêu thức với đối phương.
Cách 2: 1-13-16
Tương tự với cách 1, nhưng người chơi sẽ có thêm hiệu ứng từ phép bổ trợ Kiệt Sức.
Cách 3: 0-21-9
Khi nâng 21 điểm vào bảng phòng thủ, người chơi sẽ có khả năng đỡ đòn mạnh, và với 1 điểm ở Bảo Hộ, Nunu sẽ an toàn hơn, cùng tướng chủ lực có thể băng trụ để tiêu diệt đối phương
Ngọc bổ trợ
Tùy vào bảng bổ trợ và cách chơi, tác giả sẽ giới thiệu các loại Ngọc hay sử dụng cho Nunu
Cách 1
Đây là cách lên Ngọc cơ bản cho một tướng hỗ trợ
Ngọc Tím: Vàng mỗi 10 giây
Ngọc Xanh: Kháng phép
Ngọc Đỏ, Ngọc Vàng: Giáp vật lý
Cách 2
Dành cho người chơi chủ động, muốn tấn công đối phương
Ngọc Tím: Sức mạnh phép thuật, Xuyên kháng phép
Ngọc Đỏ: Xuyên Kháng phép
Ngọc Vàng: Giáp vật lý
Ngọc Xanh: Khánh phép
Cách 3
Do ở mùa giải thứ ba, lượng tiền nhận được trên 10 giây cơ bản đã tăng lên 16 thay vì 13, vì vậy người chơi sẽ có thể nghĩ tới Ngọc Tím khác, và tăng thêm tốc độ di chuyển là một lựa chọn không tồi
Ngọc Tím: Tốc độ di chuyển
Ngọc Xanh: Kháng phép
Ngọc Đỏ, Ngọc Vàng: Giáp vật lý
Phép bổ trợ
Kiệt Sức
Tốc Biến
Cách lên đồ
Khởi đầu trận đấu, với một điểm Phú Quí, bạn sẽ có thêm 25 vàng, đủ cho các trang bị sau:
Lọ Pha Lê
Mắt Xanh
Mắt Tím
Giai đoạn đầu trận đấu
Đá Hiền Triết
Giầy Thường
Đá Tỏa Sáng
Giai đoạn giữa trận đấu
Giầy Ninja
hoặc Giầy Thủy Ngân
Hồng Ngọc Tỏa Sáng
Hỏa Ngọc
Lá Chắn Quân Đoàn
Giai đoạn cuối trận đấu
Lá Cờ Zeke
Lá Chắn Cổ Ngữ
Vương Miện Shurelya
Các trang bị luôn cần có
Mắt Xanh
Mắt Tím
Thuốc Tiên Oracle
Hướng dẫn cách chơi
Đầu trận: Nhờ khởi đầu với Lọ Pha Lê, bạn sẽ có thể trụ lại ở đường khá vững nhờ khả năng hồi máu và năng lượng. Hãy sử dụng Mắt Xanh để đề phòng các tướng đi rừng hung hãn, và dùng Mắt Tím để phá Mắt đối phương, tạo thuận lợi cho tướng đi rừng bên mình, và cắm ở vị trí Rồng, muộn nhất là từ phút thứ 5 trở đi.
Hãy cắm Mắt ở vị trí này, tránh tướng đi rừng của địch đi luồn qua bụi
Khi đủ tiền, bạn nên về mua Đá Hiền Triết để tăng khả năng hồi phục. Từ lúc này bạn có thể liên tục sử dụng Sôi Máu lên tướng chủ lực. Luôn luôn nhớ phải mang ít nhất 1 Mắt Xanh và 1 Mắt Tím khi ra đường.
Thời gian đầu trận, hãy cắm Mắt Xanh để tránh việc bị phá Mắt ở khu vực gần trụ, tránh tướng đi rừng của địch
Giữa trận: bạn nên cố gắng mua Đá Tỏa Sáng và Hồng Ngọc Tỏa Sáng, các trang bị này sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều tiền mua Mắt. Trang bị đắt tiền đầu tiên bạn nên lên đó là Lá Chắn Quân Đoàn, giúp tăng cho bạn tất cả các chỉ số cần thiết, ngoài ra trang bị này còn có Hào Quang hỗ trợ đồng đội.
Tuy nhiên, nếu đồng đội đã lên được Lá Chắn Quân Đoàn, bạn có thể nghĩ đến Hỏa Ngọc, và nâng cấp lên thành Lá Cờ Zeke.
Từ lúc này, các trận giao chiến sẽ diễn ra liên tục. Bạn cố gắng cắm Mắt Tím, hoặc dùng Thuốc Tiên Oracle, phá các Mắt của đối phương, tạo thuận lợi cho đồng đội tìm vị trí của quân địch.
Hãy nhớ rằng bạn là tướng hỗ trợ. Luôn đứng cạnh và bảo vệ họ khỏi những đợt công kích của đối phương. Nếu cần thiết, hãy sử dụng Tuyệt Đỉnh Băng Giá để cản bước chân quân địch. Bạn không phải tướng đi rừng hay pháp sư, mà là tướng hỗ trợ.
Cuối trận: Đừng đi đâu 1 mình mà không có tầm nhìn. Hãy luôn cắm mắt và phá mắt của đối phương. Đi cùng đồng đội để hỗ trợ họ.
Các vị trí cắm Mắt
Cắm ở vị trí này trước khi ăn rồng |
Nếu đội bạn đang bị ép vào trụ, hãy cắm ở vị trí này |
Còn nếu bạn sợ bị bắt gặp khi cắm mắt Bùa Đỏ, hãy đứng ở vị trí bãi người đá để cắm lên |
Cắm Mắt Tím ở đây nếu bạn đẩy trụ, vừa có tầm nhìn, vừa có thể phá Mắt của địch |
Hãy luôn cắm Mắt Tím ở khu vực Baron |
Các tướng thích hợp cho Nunu
Kog'Maw: rất cần tốc độ đánh để phát huy kĩ năng W và Q.
Vayne: tương tự, Vayne sẽ có thể phát huy sức mạnh với kĩ năng W.
Miss Fortune: với khả năng di chuyển nhanh và tốc độ tấn công lớn, Miss Fortune sẽ dễ tìm vị trí thuận lợi để sử dụng Q
Caitlyn: phát huy khả năng gây sát thương lớn với kĩ năng bị động Thiện Xạ
Các đối thủ mạnh
Blitzcrank: kĩ năng cuối của Nunu có thể dễ dàng bị phá bởi Blitzcrank, chưa kể ở đường dưới, Nunu cũng khó chạy thoát và gần như không thể chạm vào tướng chủ lực của địch như Taric hay Alistar.
Alistar: tương tự như với Blitzcrank, Nunu rất khó để chống đỡ cũng như cản lại Alistar ở giai đoạn đầu trận đấu.
Leona: vốn là một tướng đỡ đòn, Leona rất mạnh trong việc khống chế đối phương, và nhờ Nhật Thực, Leona khá cứng. Việc đối phương lao vào bạn và gây nhiều sát thương hơn là hoàn toàn có thể.
Janna: khả năng phòng ngự của Janna là khá lớn. Nunu sẽ khó gây được sát thương từ Cầu Tuyết do tốc độ bay của kĩ năng này là khá chậm, đủ thời gian để Janna dùng Lá Chắn, chưa kể khi bạn lao vào đối phương, Janna còn có Gió Lốc để cản đường.
Zyra: tương tự với Janna, nhưng hơn hẳn về khả năng rỉa máu.
Chúc các bạn có những giờ phút vui vẻ với Nunu.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét